Ghé Làng cổ Đường Lâm

14 Mar

Đôi khi đi chẳng phải kế hoạch gì nhiều . Chỉ là có ai đó lang thang Facebook lên tiếng, với những tâm hồn thích  đi và thế là hôm sau cứ thế lên đường.

7h Sáng tập trung ở cổng Big C Thăng Long. đi thẳng. Lịch trình là đi  vườn quốc gia Ba Vì, trên đường sẽ dừng chân thăm làng cổ Đường Lâm., quãng đường khoảng hơn 40 km, chiều tối khoảng 5h hơn về đến Hà Nội.

Có ý định đi Làng cổ từ trước, may cùng dịp này ghé qua luôn.

Khoảng 9h,nhìn từ xa ấn tượng ngay bởi cổng làng 7 đứa rang tay mới đứng hết và cây cổ thụ cao sừng sững , hồ sen . Thật sự như chào đón du khách.

Gửi xe và vé vào cửa 20.000 đồng. Cầm theo tờ hướng dẫn từ từ đi vào làng theo sơ đồ. Trong làng có sân rất to bọn mình tự gọi là “quảng trường” của làng – Square, xung quanh là những quán nước nhỏ, còn có quán bằng đất siêu vẹo đúng là rất cổ, bọn mình cứ thắc mắc nghiêng vậy mà nó không đổ. Chủ quán thường là những ông bà lão tóc bạc, không cũng phải gần tuổi ấy. Không hề có cảnh chèo kéo, chỉ đơn giản ông bà mời vào nghỉ chân nhưng bọn mình đành từ chối thôi bởi từ sáng vẫn chưa đi được gì nhiều.:)

 photo IMG_7766.jpg

(ảnh đình làng một phần của Square)

Từ khi bước vào làng, ngoài mấy anh chị thu vé cổng ở ra thì có vẻ toàn người già. Dân làng cũng chẳng biết đi đâu hết mà chẳng thấy ai , thỉnh thoảng gặp vài bạn trẻ đến chụp ảnh. Bọn mình cứ đùa nhau chắc là đi làm đồng hết rồi.

Đi lang thang trong làng các bạn còn có thể ngửi được cả mùi cám và phân lợn hòa quyện rất thôn quê ~~ Thiếu mỗi mùi lúa thu hoạch nữa thôi (vì giờ là mùa xuân lúa xanh mơn mởn nên không được ngửi) là có thể cảm nhận được đúng hương vị làng .

 photo IMG_7778.jpg

Trong một ngôi làng nhỏ có cả nhà thờ (church) và cả đình miếu. Đang lơ ngơ ngoài cổng nhà thờ, không thấy mở, bọn mình cứ tưởng là không được vào định bụng quay lại thì gặp 1 chị đang câm cái cuốc (chị lúc nãy gặp đầu ngõ đang xới xới cống có mùi phân lợn) đi tới, thấy mấy con gà mờ, chưa kịp hỏi chị đã nhiệt tình chỉ là hỏi ông canh cổng mở cho mà vào xem. Đi được vài bước, chị còn quay lại nói để chị đi hỏi cho…..Dường như dân làng ở đây đã quen với du khách,  hơn nữa còn hết sức tốt bụng . Nghĩ lại nếu ở Hà Nội mà hỏi đường có khi  mặt còn lạnh tanh.

 photo IMG_7762.jpg

Chưa đầy 1 phút sau chị quay lại với tin là ông canh cổng nhà thờ vừa đưa con đi khám. Cảm ơn chị nhiều, dù không được vào bọn mình lại tiếp tục thong dong.

Không chỉ có chị ấy, còn rất nhiều người trong làng chỉ đường và giới thiệu những điểm đặc sắc trong làng cho “tụi nhỏ” chúng mình. Qua lời giới thiệu nhiệt tình ấy, mình thấy được rõ sự tự hào về làng quê yêu thương.

Làng cổ nên có rất nhiều nhà vẫn giữ nguyên cấu trúc cổ với tường đá ong 300 tuổi. những chiếc cổng thấp thấp chắc chỉ khoảng 1m8. Không hiểu vì lý do gì mà cổng nhà lại thấp thế. Bọn mình đùa nhau chắc tại ngày trước ông cha mình thấp bé nên nhà cửa cũng thế hay là cửa nhỏ nếu nhỡ có trộm bắt cho dễ^^

 photo IMG_7765.jpg

Mình nghĩ nếu nhỡ nhà nào trong làng cổ mà muốn cơi nới, to cao khang trang chắc phải chuyển đi nơi khác thì mới giữ được nét toàn vẹn cổ kính thế.

 photo IMG_7773.jpg

Lần đầu mình biết và tận mắt thấy cái “điếng”. Lần đầu nghe từ lời chỉ đường của một bà cụ, ban đầu mình nghe tưởng “giếng”. Điếng là nơi nghỉ chân có mái che của dân làng có thể là giữa trưa sau khi làm đồng. thường trong có một bát hương nhỏ. chắc là thờ thổ địa. TRong làng không chỉ có một cái Điếng, bởi đi một đoạn là lại gặp.

Nhắc đến làng quê tất nhiên là không thể quên giếng nước. Giếng ở đây rất lạ, không nhỏ miệng và sâu như nhiều nơi khác, mà là giếng to, rất to chắc phải hơn 10 người ôm. nhưng cả 2 giếng đều là giếng cạn và không sâu lắm.

Ở đây còn được các bạn chỉ cho bức tường mà nhiều đôi chọn chụp ảnh cưới.. Bản thân mình nhìn thì thấy nó chẳng có gì mấy đặc biệt.  chỉ là mấy cây leo trên đoạn ngắn tường ong, Có lẽ bức tường ấy trở thành lý tưởng một phần nhiều cũng do bàn tay của photographer thì đúng hơn.

Ngôi nhà cổ nhất trong làng – Nhà ông Hùng. Dường như cả làng như một viện bảo tàng. Ban đầu mấy đứa mình còn không tin có đúng không bởi nhìn từ ngoài nó cũng không khác mấy cũng không khác mấy ngôi nhà trong làng. Chỉ khi một đứa mắt tinh mắt tinh trong nhóm nhìn thẳng qua ngõ tối cuối có ghi biển mới biết. Nhưng thấy hơi kì chẳng nhẽ cứ thế xông vào nhà người ta. Hình như còn có người ở trong. Tiến vào ngoài cái cửa sổ bằng tre nứa và cối xay đá (cái này mình hồi bé cũng đã từng thấy) thì không hề thấy có chút dấu tích gì là nhà cổ cả.

 photo IMG_7775.jpg

Cây mành rũ xuống càng làm lối vào thêm tối tăm. ẩm / Nhìn lại nhớ tới trường mình cũng có cây này, nhưng đẹp hơn nhiều vì thường xuyên được tỉa chăm sóc.

 photo IMG_7776.jpg

 Nhìn vào bên trong khoảng sân nhà, khoảng chục người cả già trẻ chủ yếu là đàn ông đang làm thủ công thức ăn gì đó/

Đặc sản của Làng Đường Lâm là chè kho đỗ xanh và bánh…. (tự dưng mình lại quên tên rồi, chỉ nhớ là màu trắng trông rất giống miếng dồi chó cắt chéo.) Có lần mình đã xem cách họ làm bánh này trên ti vi rồi. Chè kho thì Tết nào ông mình cũng làm, làm nhiều đến mức chán quá ế chẳng ai ăn nên mấy năm nay cũng dừng làm luôn nên mình nghi chắc cũng chẳng khác gì mấy.

Sau một hồi thăm thú, kết luận lại Làng cổ thật sự là một nơi nên đến 1 lần cho biết, có đôi điều hay ho, hiểu hơn về cấu trúc làng Việt cổ.

 photo IMG_7782.jpg

Show Your Feeling =>Leave a Rely ;)